Công trình nghiên cứu này gọi là “Kho cát” để tìm kiếm vật nhận ánh sáng mặt trời có trọng lực, chi phí thấp và hệ thống lưu trữ, hấp thụ sức nóng bằng phân tử cát, truyền sức nóng và lưu trữ năng lượng nhiệt với mục đích nhằm thay thế vật liệu lưu trữ nhiệt cũ là dầu tổng hợp và muối nấu chảy, góp phần với giá thành thấp sẽ làm tăng hiệu quả của máy móc.
Thử nghiệm dùng cát sa mạc làm vật liệu lưu trữ nhiệt mặt trời
Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Masdar là một viện nghiên cứu độc lập, tập trung tìm hiểu về năng lượng tiên tiến và các kỹ thuật bền vững. Phép phân tích cho thấy có thể dùng cát sa mạc làm vật liệu lưu trữ nhiệt ở mức nhiệt độ 800-1000 °C.
Phân tích thành phần hóa học của cát bằng kỹ thuật phát huỳnh X-quang và nhiễu xạ X-quang cho thấy trong cát phần lớn là thạch anh và carbonat.
Sự phản năng lượng bức xạ của cát cũng được đo trước và sau một chu kỳ nhiệt lượng. Cát sa mạc không chỉ có thể dùng làm vật liệu lưu trữ nhiệt mà còn làm chất liệu hấp thụ trực tiếp ánh mặt trời trong luồng tập trung ánh nắng mặt trời.
Cát sa mạc có triển vọng thành nguồn năng lượng mới
Tiến sĩ Nicolas Calvet nói: “Khả năng của cát trong môi trường sa mạc như ở Ả rập cho phép giảm chi phí cho nhà máy điện mặt trời kiểu mới, có thể dùng cát vừa làm vật liệu lưu trữ nhiệt, vừa làm vật liệu hấp thụ ánh mặt trời.”
Bước tiếp theo của công trình nghiên cứu là thử nghiệm nâng cao hiệu quả lưu trữ nhiệt của cát ở quy mô tiền thương mại tại Viện Nghiên cứu Masdar bằng cách hạ chùm ánh sáng tập trung, tiềm năng hợp tác công nghiệp.
Theo Trí Thức Trẻ